Philodendron Billietiae hay còn được gọi là cây hạc cam ở Việt Nam, Philodendron Billietiae là một loài thuộc chi Philodendron, được Thomas Bernard Croat giới thiệu vào năm 1995. Cái tên của nó được đặt theo tên của người phát hiện là Frieda Billiet, một người ban của tiến sẽ Croat.

Philodendron Billietiae (hạc cam) có nguồn gốc từ Brazil, Guyana và Guiana thuộc Pháp. Lần đầu tiên Philodendron Billietiae (hạc cam) được Frieda Billiet phát hiện mọc trên đá vào năm 1981 trong khu rừng mưa nhiệt đớt ở Guiana thuộc Pháp. Sau đó, loài cây này được giới sưu tầm đem về và trông trong nhà kính của Vường Bách thảo Quốc Gia Bỉ tại Meise.

Trong tự nhiên Philodendron Billietiae (hạc cam) có xu hướng sống bám mọc vào một thân cây khác hoặc mọc từ dưới đất, nó cũng rất giống các tập tính của loài phong lan. Philodendron Billietiae (hạc cam) có lá lớn với cuống lá màu cam. Đây cũng chính là lý do người chơi cây kiểng lá Việt Nam thường gọi chúng với cái tên thuần việt “Hạc Cam”. Ở tuổi trường thành, loài cây này có những phiến lá dài tới gần 1m khi trưởng thành.

Có một số tài liệu cho rằng Philodendron Billietiae (hạc cam) có độc tính đối với chuột, nhưng lại chưa biết chắc chắn rằng chúng có hại cho vật nuôi khác như chó và mèo không. Còn đối với người thì nó hoàn toàn vô hại. Vậy nên, để đảm bảo các bạn có thể tránh để thú cưng của mình ăn lá của nó.
Cách chăm sóc cây Philodendron Billietiae (Hạc cam)
Nội dung chính

Chất trồng
Philodendron Billietiae (Hạc cam) phát triển tốt nhất ở đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu chất hữu cơ. Đây là một loài cây leo trèo và bám vào cây khác trong tự nhiên, bạn có thể làm một cái trụ ngắn cho chúng leo hoặc để không cũng được. Mình rất hay sử dụng Peatmoss,Vermiculite & Perliet cho dòng cây này. Dưới mình sẽ chia sẻ 2 công thức giá thể để trong Philodendron Billietiae (Hạc cam):
1. Công thức chất trồng cho Philodendron Billietiae [1]
– Peatmoss 40%
– Perlite 40%
– Vermiculite 15%
– Vỏ thông 5%
2. Công thức chất trồng cho Philodendron Billietiae [2]
– Peatmoss 40%
– Perlite 30%
– Xơ dừa 25%
– Vỏ thông 5%
Mình hay trồng theo công thứ 1, mùa hè thì khoảng 5-7 ngày mình mới phải tưới nước một lần. Còn mùa đông thì có khi 10-15 ngày, mình trồng ngoài ban công nên sẽ thi thoảng sẽ có nước mưa bắn vào nếu trời mưa lớn.
Ánh sáng
Philodendron Billietiae (Hạc cam) phát triển tốt nhất dưới ánh sáng mặt trời sáng và gián tiếp. Nếu anh sáng trực tiếp thì chỉ nên một vài tiếng buổi sáng, một số hôm thời tiết cực đoan nắng tới 38 – 40 độ thì bạn cũng nên mang cây vào chỗ râm hơn, bởi nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời lá cây sẽ bị vàng hoặc cháy.
Philodendron Billietiae (Hạc cam) rất khoẻ, nếu nơi bạn trồng là trong nhà không có nhiều ánh sáng tự nhiên thì bạn chỉ cần cho chúng 1 cái đèn cây là nó có thể phát triển khoẻ mạnh.

Khi cây còn bé, lá của chúng sẽ hơi nhăn. Với đặc điểm như này, cây sẽ rất dễ bám bụi làm cho lá giảm khả năng quang hợp. Hãy chú ý thường xuyên vệ sinh mặt lá để cây có thể nhận được nhiều ánh sáng hơn.
Ánh sáng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các tư thế của cây, nếu bạn muốn có một cây đẹp theo ý của mình hãy chú ý đến việc xoay chậu thường xuyên nhé.
Nước
Để cây phát triển được đồng đều với những chiếc lá to, hãy luôn giữ cho hỗn hợp giá thể luôn ẩm. Khi tưới nước đảm bảo, giá thể của bạn sẽ thoát hết nước thừa, vì nếu để rễ ngập nước sẽ rất dễ bị thối rễ. Công thức này sẽ áp dụng với tất cả các cây kiểng lá khác chứ không nói riêng gì Philodendron Billietiae (Hạc cam).
Phân bón
Philodendron Billietiae (Hạc cam) theo cảm quan mình trồng thì chúng ăn rất khoẻ. Hãy theo chiến lược cho phân tan chậm vào giá thể và cứ hai tuần một lần là cho các em này ăn phân bón dạng lỏng.
Mua cây Philodendron Billietiae ở đâu?
Cảm ơn bạn đã đọc tới đây, nếu bạn đang cần mua cây Philodendron Billietiae hay các cây kiểng lá khác hãy ủng hộ Bảo Ngân Garden nhé! Chúc các bạn chăm cây thật tốt qua bài viết này ^^
Mọi chi tiết thắc mắc và hỗ trợ tư vấn xin liên hệ
- Hotline: 0935252738 hoặc 0903 499 019 (Zalo/ Viber 0903 499 019)
- Website: http://farmyvn.com/
- Email: Farmyvn@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/caygiongdautaydalatfarmy